Thánh địa Mỹ Sơn – Nơi lưu giữ nền văn hóa Chăm Pa một thời đã mất

Vào năm 1885, khu di tích thánh địa Mỹ Sơn tỉnh Quảng Nam được phát hiện bởi người Pháp sau hàng thế kỷ chìm sâu trong quên lãng. Khu quần thể gồm nhiều công trình, đền đài này là dấu dấn cho một thời huy hoàng của đế chế Chăm Pa cổ xưa đã mất.

Ở nơi đây, nhiều nhà khảo cổ trong nước và thế giới đã mất hàng chục năm nghiên cứu với nhiều công bố được xuất bản. Qua bao nỗ lực, thánh địa Mỹ Sơn đã dần dần được công chúng biết đến rộng rãi.

Năm 1999 Unesco công nhận thánh địa Mỹ Sơn di sản thế giới tân thời và hiện đại. Đặt dấu mốc đầu tiên cho sự nổi tiếng và quảng bá hình ảnh di tích đi xa hơn trong mắt bạn bè quốc tế.

Thánh địa Mỹ Sơn sau hàng thế kỷ chìm sâu trong quên lãng
Thánh địa Mỹ Sơn sau hàng thế kỷ chìm sâu trong quên lãng

Giới thiệu di tích thánh địa Mỹ Sơn Quảng Nam

Thánh địa Mỹ Sơn Là một địa điểm du lịch mang đậm giá trị Văn hóa – Kiến trúc – Lịch Sử của tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, nổi tiếng là thế nhưng nơi đây vẫn còn nhiều điều thú vị chưa được biết đến. 

Dưới đây là thông tin cơ bản của khu di tích.

Vị trí khu di tích thánh địa Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn nằm ở trong một thung lũng có đường kính 2km, có vị trí thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

Khu di tích cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và gần thành cổ Trà Kiệu. Theo thống kê, có hơn 70 ngôi đền được xây dựng nơi đây và hầu hết đều được người Chăm Pa sử dụng để thờ cúng.

Ngôi đền được người Chăm Pa sử dụng để thờ cúng
Ngôi đền được người Chăm Pa sử dụng để thờ cúng

Thánh địa Mỹ Sơn Quảng Nam trên bản đồ Google Maps:

Giá vé và giờ mở cửa

  • Giá vé: 150.000đ
  • Giờ mở cửa: 6:00 – 17:00 từ thứ hai đến CN
  • Số điện thoại: 0235 3731 309

*Lưu ý: Trong những dịp lễ tết hoặc giáng sinh, giờ mở cửa có thể thay đổi tùy theo ban quản lý khu di tích.

Vẻ đẹp của thánh địa Mỹ Sơn
Vẻ đẹp của thánh địa Mỹ Sơn

Lịch sử hình thành

Thánh địa Mỹ Sơn được xây dựng vào thế kỷ thứ IV, năm 381-413, vị vua đầu tiên của Champa là Bhadravarman (Phạm Hồ Dật) đã cho xây dựng một thánh đường để thờ LingaThần Shiva, vị thần hộ mệnh của dân tộc Chăm nhưng đã bị phá hủy không lâu sau đó.

Đầu thế kỉ VII, vua Sambhavarman (Phạm Phạn Chi) đã cho xây lại ngôi đền bằng gạch. Sau đó, các vương triều tiếp nối đã cho xây dựng thêm nhiều công trình khác quy mô và to lớn hơn nhằm phát triển quy mô thánh địa Mỹ Sơn.

Năm 1470 vương quốc Champa chấm dứt, thánh địa Mỹ Sơn rơi vào quên lãng nhiều thế kỉ trong rừng rậm. Đến năm 1885, thánh địa Mỹ Sơn được nhà thám hiểm người Pháp C.Paris phát hiện và mở ra một chương mới cho quần thể di tích lịch sử, văn hóa thiêng liêng này.

Khu di tích Mỹ Sơn với đền thờ thần Shiva
Khu di tích Mỹ Sơn với đền thờ thần Shiva

Được Unesco công nhận là di sản thế giới

Năm 1999, Unesco công nhận thánh địa Mỹ Sơn là di sản thế giới tân thời và hiện đại trong phiên họp thứ 23 của Ủy ban di sản thế giới theo tiêu chuẩn C.

Thủ tướng chính phủ Việt Nam đã đưa khu quần thể này vào danh sách 23 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.

Du lịch khu di tích thánh địa Mỹ Sơn Quảng Nam

Đến thánh địa Mỹ Sơn du lịch, bạn sẽ choáng ngợp bởi không gian gắn liền với lịch sử, văn hóa Chăm Pa nơi đây.

Dưới đây là một số trải nghiệm, hoạt động du lịch ấn tượng khi bạn đến tham quan quần thể đền đài Mỹ Sơn.

Khám phá kiến trúc Chăm Pa

Thăm quan thánh địa Mỹ sơn và chiêm ngưỡng đế chế Chăm Pa với những công trình kiến trúc đã lụi tàn là một trải nghiệm du lịch nhất định bạn phải thử ở Quảng Nam.

Mang dấu ấn lớn của phong cách Ấn Độ, nghệ thuật và kiến trúc đền tháp Mỹ Sơn in hằn sự hiện diện của Hindu giáo.

Đền tháp Champa xây dựng bằng gạch nung hoặc đá. Những bức phù điêu, tượng và chạm trổ mang bản sắc văn hóa Chăm Pa khiến người ta rùng mình tưởng nhớ về một cõi huy hoàng năm xưa.

Tổ hợp đền, tháp trong khu di tích được chia làm những phong cách lớn sau:

  • Phong cách Nagara: Mái đền với những đường cong mềm mại vươn lên trời, trên đặt cái mũ hình lẳng bẹt. Công trình không có sân, được xây theo lối hướng thượng, cao dần đều từ cổng vào đến tháp chính.
  • Phong cách Vasara: Đặc trưng của phong cách này là giảm chiều cao của các tầng riêng biệt mà không giảm số lượng của các tầng. Hình bán nguyệt của Phật giáo cũng được sử dụng trong phong cách này.
  • Phong cách Dravida: Mái đền có cấu trúc kim tự tháp đỉnh bằng, đặt trong các bức tường bao nhiều lớp tạo thành các sân trong, tháp cổng cao lớn gọi là Gopura. phong cách này có tính truyền cảm mãnh liệt, mái tháp cao đến 50-60m, vươn lên sừng sững, tạo điểm nhấn về sức mạnh, mang tính chất hướng về trung tâm.
Mái đền với phong cách kiến trúc mềm mại
Mái đền với phong cách kiến trúc mềm mại

Đền, tháp trong thánh địa Mỹ Sơn thể hiện sự đa dạng và phong phú trong nghệ thuật tạo hình của Ấn Độ – Hindu giáo. Từ những bức tranh điêu khắc, các biểu tượng tượng trưng, cách bố trí không gian đều phản ánh sự tổng hợp giữa nguyên tắc toán học với tinh thần Hindu giáo.

Tìm hiểu văn hóa và tham gia các hoạt động du lịch đặc sắc

Gắn với khu di tích là những hoạt động du lịch về văn hóa Chăm Pa, bạn sẽ được hòa mình vào nhiều hoạt động, trải nghiệm chỉ có duy nhất tại nơi đây.

Thưởng thức điệu múa Apsara

Lấy cảm hứng từ các tượng đá điêu khắc Apsara, điệu Apsara là điệu múa mượt mà, uyển chuyển mang ý nghĩa “Linh hồn của đá” nhằm tôn vinh đường cong uyển chuyển của phái đẹp.

Điệu múa này được dùng để biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật tỉnh Quảng Nam và phục vụ cho các đoàn du khách tham quan thánh địa Mỹ Sơn.

điệu múa Apsara mượt mà uyển chuyển
điệu múa Apsara mượt mà uyển chuyển

Lễ hội Katê truyền thống của người Champa

Lễ hội Katê là một dịp quan trọng trong văn hóa của người Chăm được diễn ra vào tháng 7 theo lịch Chăm.

Nếu đến thăm quan vào đúng dịp lễ hội Katê diễn ra, bạn không chỉ được tham quan di sản Mỹ Sơn mà còn được hòa mình vào các nghi lễ cúng cầu an, kiệu rước lễ phục và Katê, rước nước… 

Tại lễ hội nhiều màn biểu diễn văn nghệ đặc sắc sẽ khiến bạn khó có thể rời mắt được. 

Lễ hội của người ChamPa
Lễ hội của người ChamPa

Ghé thăm bảo tàng khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn

Tới du lịch Thánh địa Mỹ Sơn, du khách ghé thăm bảo tàng sẽ được chiêm ngưỡng những hiện vật cổ như: phù điêu, gạch ngói, linga,…

Tìm hiểu nhiều hơn về khảo cổ, tôn giáo, lịch sử người Chăm ở Mỹ Sơn và nền văn hóa Chăm Pa xưa.

Kinh nghiệm đi du lịch Thánh địa Mỹ Sơn

  • Học sinh – sinh viên được ưu đãi khuyến mại vé tham quan vào cổng.
  • Khu du lịch có hỗ trợ xe điện để di chuyển, tham quan bên trong.
  • Hạn chế các hành động cúng bái, thắp hương,.. 
  • Biểu diễn văn nghệ sẽ diễn ra tại 4 khung giờ nhất định trong ngày.
  • Nên đi tham quan theo đoàn và có hướng dẫn viên hiểu về nền văn hóa – kiến trúc Chăm Pa.
  • Nên đi du lịch vào mùa nắng hoặc các dịp lễ hội của người Chăm để có được trải nghiệm trọn vẹn nhất.

Video thuyết minh thánh địa Mỹ Sơn

Một số hình ảnh đẹp về thánh địa Mỹ Sơn Quảng Nam

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu về Thánh địa Mỹ Sơn tỉnh Quảng Nam rồi. Hy vọng bài viết trên giúp ích được cho bạn trong chuyên du lịch Quảng Nam sắp tới.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận